Mật ong bị kết tinh: Sự thật đằng sau khiến nhiều người bất ngờ

Cụm từ “mật ong bị kết tinh” có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, hầu hết mọi người đều nghĩ mật ong bị kết tinh là mật ong giả, kém chất lượng hoặc không còn sử dụng được nữa. 

Vậy sự thật của hiện tượng mật ong kết tinh là gì? Mật ong có tăng cân không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời chính xác nhất qua bài viết này nhé!

Hiện tượng mật ong bị kết tinh là gì?

Kết tinh hay còn gọi là đóng đường của mật ong là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt. Mật ong bị kết tinh có nhiều dạng: kết tinh dưới đáy chai, hoặc miệng chai, hoặc kết tinh cả phần đáy & phần chai.

Kết tinh hay còn gọi là đóng đường của mật ong là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt
Kết tinh hay còn gọi là đóng đường của mật ong là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt

Khi nhiệt độ dưới 20 độ C thì hầu hết các loại mật ong nguyên chất đều bị kết tinh (đóng đường).

Xem thêm bài viết:

Nguyên nhân khiến mật ong bị kết tinh

Mật ong bị kết tinh có lẽ là vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm và thắc mắc ở thời điểm hiện tại. Bởi thực tế có không ít gia đình mua mật ong về để một thời gian thì bị kết tinh và cho rằng đó là mật ong giả, mật ong kém chất lượng, không tôt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, theo giải thích của giới chuyên môn thì đây là hiện tượng hết sức bình thường bởi trong mật ong có 2 thành phần chủ yếu là FRUCTOSE (khoảng 38,5%) và GLUCOSE (khoảng 31,0%).

Khi nhiệt độ ở khoảng 200 độ C hoặc thấp hơn, dung dịch nước đường glucose 70% bão hòa sẽ xuất hiện các hạt kết tinh ở đáy chai. Do đó, mậtong thực chất là dung dịch đường đông đặc hơn, với hàm lượng đường cao lên đến 70 – 80%, do đó rất dễ dàng bị kết tinh.

Hàm lượng glucose cao gây nên hiện tượng mật ong bị kết tinh
Hàm lượng glucose cao gây nên hiện tượng mật ong bị kết tinh

Khi glucose có trong mật ong (khoảng 35 – 40%) bị tách nước sẽ tạo thành dạng tinh thể hay còn gọi là mầm kết tinh làm mật ong chuyển dần từ dạng lỏng sang dạng mịn phù sa rồi đến dạng hạt.

Do vậy, mật ong nào mà có hàm lượng glucose càng cao thì sẽ càng dễ gây nên hiện tượng bị kết tinh.

Bật mí các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiện tượng mật ong bị kết tinh

Theo nghiên cứu cho thấy có 3 nguyên nhân cơ bản làm cho mật ong bị kết tinh:

– Thứ nhất là nhiệt độ môi trường:

+ Dưới 10 độ C: Mật ong rất khó bị kết tinh (nếu để mật ong trong ngăn đông tủ lạnh thì nó chỉ đặc và dẻo lại chứ hoàn toàn không bị kết tinh).

+ Khoảng từ 14 – 20 độ C: Đây là nhiệt độ mà mật ong bị kết tinh nhanh nhất (ngăn mát tủ lạnh).

+ Trên 27 độ C: Đây là ngưỡng làm cho phần đóng đường của mật ong tan chảy.

Nếu bạn bảo quản mậtong ở nhiệt độ này thì sẽ khó bị kết tinh, thế nhưng khi nhiệt độ cao hơn thì chất lượng và màu sắc của mật ong nguyên chất sẽ bị ảnh hưởng.

Nhiệt độ càng thấp thì mật ong càng khó kết tinh
Nhiệt độ càng thấp thì mật ong càng khó kết tinh

– Thứ hai là hàm lượng glucose và fructose trong mật ong:

Như có nói ở trên, mật ong là dung dịch đường quá bão hòa nên mật ong mà có hàm lượng nước càng thấp (đậm đặc) thì càng nhanh bị kết dính (đóng đường) và ngược lại, mật ong loãng thì chậm hoặc sẽ không bị hiện tượng đóng kết.

– Thứ ba là phấn hoa và các hỗn hợp khác:

+ Phấn hoa có trong mật ong

Theo các nghiên cứu cho thấy mật ong thô (tức là mật ong chưa qua xử lý, lọc công nghiệp) hay còn gọi là mật ong nguyên chất sẽ dễ bị tạo tủa hơn các loại khác vì có lẫn tạp chất.

Như vậy, chính tạp chất, phấn hoa cũng như hạt, phân tử hoa nhỏ li ti lẫn trong mật ong chính là một trong những yếu tố tạo nên sự kết dính, thúc đẩy quá trình mật ong bị kết tinh.

+ Nguồn mật hoa

– Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định đến việc mật ong bị đóng đường nhanh hay chậm. Thông thường, các loại mật ong như: mật ong hoa cà phê, mật ong hoa nhãn sẽ bị kết dính rất chậm.

Một số loại mật ong khác như: mật ong cây cao su, mật ong điều,… thì hiện tượng kết tinh sẽ nhanh hơn.

Mật ong hoa cà phê kết tinh chậm
Mật ong hoa cà phê kết tinh chậm

+ Hàm lượng nước

Mật ong có hàm lượng nước thấp (đặc) thì sẽ nhanh bị kết tinh hơn và ngược lại, có hàm lượng nước cao (loãng) thì chậm kết tinh hoặc đôi khi không kết tinh.

Bên cạnh đó, mật ong có hàm lượng nước cao thì thường kết tinh không đồng đều (tức là chúng không phải là một khối thống nhất), đồng thời có thể chia thành các bộ phận kết tinh và chất lỏng.

Như vậy, qua những phân tích ở trên thì chúng ta thấy rằng mật ong bị kết tinh hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chất lượng của mật ong. Có chăng nó chỉ ảnh hưởng đến một số tính năng bên ngoài như sự thау đổі về màu ѕắс và kết сấu của mật ong. Đó là một phản ứng rất tự nhiên của mật ong.

Nếu trong quá trình sử dụng mà bạn thấy mật ong bị kết tinh thì chứng tỏ đó là mật nguyên chất. Chúng ta đừng vội nghĩ đó là mật ong giả, mật ong kém chất lượng nhé! Chúc các bạn sẽ luôn là những người tiêu dùng thông thái nhất.

Về trang chủ: https://muathuocchinhhang.com/

Fanpagehttps://www.facebook.com/nhathuocantam169

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *